Câu chuyện thể thao: Catalonia có giành được quyền độc lập hay không thì La Liga cũng phải thay đổi lại luật

Câu chuyện thể thao: Catalonia có giành được quyền độc lập hay không thì La Liga cũng phải thay đổi lại luật

04-10-2017 16:49 | 0 bình luận | 458 xem
Câu chuyện giành độc lập của xứ Catalonia đang gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đó chính là Barca sẽ đi về đâu khi xứ Catalonia giành được quyền độc lập?...

Có nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao xứ Catalunya giành được quyền độc lập thì Barca lại không thể chơi ở La Liga nữa? Sao hỏi lại phải xin gia nhập vào giải Premier League, Serie A, Ligue 1 hay Bundesliga? Họ có thuộc lãnh thổ của nước đấy đâu? Và tại sao họ chơi được ở những giải đấy còn ở La Liga thì không được?

Câu trả lời rất đơn giản, Tây Ban Nha có luật không cho phép bất cứ CLB nào ngoài lãnh thổ của mình chơi ở giải La Liga. Điều đó có nghĩa khi xứ Catalonia giành được quyền độc lập thì Barca phải chơi cho giải đấu khác vì họ thuộc xứ Catalunya.

Căn nguyên nào khiến xứ Catalonia phải đòi độc lập?

Trước khi bàn luận về câu chuyện Barca sẽ đi về đâu nếu Catalonia giành được quyền độc lập, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về lịch sử của xứ Catalunya và dựa vào đâu họ lại đòi quyền độc lập cho mình?

Xem thêm: thông tin bóng đá tây ban nha

Xứ Catalonia được thành lập vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, là sự hợp nhất của các tiểu vương quốc phía đông Tây Ban Nha. Vào năm 987 do mâu thuẫn với Tây Ban Nha, xứ Catalonia ly khai ra khỏi đất nước này dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ Tây Ban Nha và trên danh nghĩa nó vẫn thuộc đất nước của xứ sở bò tót.

Nhưng thông qua những cuộc hôn nhân hoàng gia, Catalonia vẫn giữ được hải quan và có cơ cấu chính trị cũng như pháp luật riêng của mình. Giai đoạn từ năm 1701 – 1714 chiến tranh Tây Ban Nha nổ ra, Catalonia lại ủng hộ phe thua cuộc. Điều đó đã trêu tức phe thắng cuộc và họ quyết định chấm dứt quyền tự trị của xứ này vĩnh viễn.

Trong thế kỷ 19, Catalunya chịu tác động nghiêm trọng từ các cuộc chiến tranh của Napoleon và nội chiến Carlos.

 Đến nửa cuối thế kỷ này, Catalunya trải qua công cuộc công nghiệp hoá. Do của cải tăng lên nhờ mở rộng công nghiệp, tại Catalunya diễn ra phục hưng văn hoá đi kèm với chủ nghĩa dân tộc chớm nở, trong khi xuất hiện một số phong trào công nhân.

Năm 1914, bốn tỉnh của Catalunya thành lập một thịnh vượng chung. Đến khi chế độ dân chủ trở lại trong Đệ nhị cộng hòa Tây Ban Nha (1931–1939), chính phủ Catalunya được khôi phục với tư cách một chính phủ tự trị.

Sau nội chiến Tây Ban Nha, chế độ độc tài của Francisco Franco ban hành các biện pháp đàn áp, bãi bỏ các tổ chức Catalunya và quay lại cấm sử dụng một cách chính thức ngôn ngữ Catalunya.

Từ cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1970, Catalunya trải qua tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, thu hút nhiều người lao động trên khắp Tây Ban Nha, biến Barcelona trở thành một trong các vùng đại đô thị công nghiệp lớn nhất châu Âu, và chuyển đổi Catalunya thành một địa điểm du lịch lớn.

Kể từ khi Tây Ban Nha khôi phục chế độ dân chủ (1975–1982), Catalunya giành lại một số quyền tự trị về chính trị và văn hoá, và nay là một trong các cộng đồng năng động về kinh tế bậc nhất tại Tây Ban Nha.

Trở lại với câu chuyện của Barca. Có thể nói đội bóng chủ sân Camp Nou là linh hồn của tuyển Tây Ban Nha từ trong quá khứ đến hiện tại, bằng chứng là đội bóng xứ Catalunya luôn là CLB cung cấp những tài năng nhiều nhất cho đội tuyển.

Dù Catalonia có giành được quyền độc lập hay không thì La Liga cũng phải thay đổi lại luật

Và trên thực tế, Tây Ban Nha sở dĩ có thể phục hưng được chính là nhờ lối chơi kiểm soát bóng, chủ động trong cách di chuyển mà người ta vẫn quen gọi là tiki-taka và nòng cốt chính là những cầu thủ của Barcelona.

Xem thêm: chuyển nhượng bóng đá tây ban nha

Vì vậy việc Barca phải rời giải La Liga chính là một cái tát đau điếng mà chính liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha tự giáng vào mặt mình.

Chưa hết, nếu để Barca sang đá ở giải khác, La Liga sẽ bị mất điểm nghiêm trọng trong cách tính điểm ở các cúp Châu Âu. Nói dễ hiểu mất Barca, nhiều khả năng La Liga chỉ còn lại 3 thậm chí là 2 đội được tham dự giải đấu Champions League.

Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm kiêu hãnh cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của La Liga. Khi đó bản quyền truyền hình, những nhà tài trợ cũng sẽ quay lưng lại với giải đấu này.

Chưa kể đến việc nếu không còn Barca nữa, điều đó có nghĩa trận “Siêu Kinh Điển” cũng sẽ không tồn tại. Mà sở dĩ La Liga có thể xem là đối trọng với Premier League chính là nhờ mỗi năm đều có ít nhất hai trận đấu “Siêu Kinh Điển” giữa Barca và Real diễn ra.

Atletico Madrid đã qua thời hưng thịnh, không thể xem họ sẽ là đối trọng của Real Madrid về lâu về dài. Với lại trận đấu giữa Real với Atletico không bao giờ có thể thay thế được với Real và Barca ở trên mọi phương diện.

Luật do con người ta đặt ra. Và nếu là do con người đặt ra thì nó hoàn toàn có thể thay đổi. Miễn sao sự thay đổi ấy phải mang đến những điều tích cực. Người ta đã nói nhiều về những giải pháp Barca nên gia nhập giải nào nếu như xứ Catalonia giành được quyền độc lập.

Nhưng có lẽ ngay từ bây giờ liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha nên thay đổi lại luật cho phép những đội bóng ngoài lãnh thổ của mình thi đấu ở La Liga như Monaco của Ligue 1, Swansea của Premier League để có thể giữ Barca ở lại La Liga bằng mọi giá, dù cho xứ Catalonia có giành được quyền độc lập hay không. Vì Chúa, và vì sự tồn vong của chính họ. Làm ơn!...

Quang Minh

Lê Minh
Tin tức mới nhất