Những việc cần làm của VPF để cải thiện chất lượng của V-League

Những việc cần làm của VPF để cải thiện chất lượng của V-League

02-12-2017 16:00 | 0 bình luận | 323 xem
VPF sắp tiến hành Đại hội cổ đông vào ngày 3/12 tới đây. Sau đại hội đấy, khả năng đơn vị quản lý giải V-League sẽ có Hội đồng quản trị (HĐQT) và chủ tịch mới, cùng mục tiêu là cải thiện chất lượng và hình ảnh của giải đấu cao nhất nằm trong hệ thống thi đấu bóng đá nội.

Yếu kém và sai sót lớn nhất của VPF trong việc điều hành giải V-League là không nắm được khâu trọng tài và khâu kỷ luật.

Ít nhất 1 lần, ở mùa giải năm nay (sau sự cố trên sân Thống Nhất tối 19/2, đội Long An quay lưng về phía bóng để phản ứng trọng tài Nguyễn Trọng Thư), chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng tỏ ý không hài lòng về công tác trọng tài.

Một lần khác, trong hội nghị sơ kết mùa nửa mùa giải cũng trong năm nay, Tổng giám đốc VPF Cao Văn Chóng thể hiện quan điểm công tác trọng tài chưa tốt.

Nhưng bất chấp quan điểm của những người đứng đầu VPF, công tác trọng tài vẫn không được cải thiện, vì trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi trước sau vẫn khăng khăng “đúng là trọng tài có sai sót, nhưng ngay đến trọng tài quốc tế cũng có lúc… sai!”.

VPF thành ra bất lực trong việc cải thiện chất lượng trọng tài. Mà không chỉ có khâu trọng tài, khâu kỷ luật cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của VPF, dù công tác kỷ luật ở mùa giải 2017 gây nhiều bất bình, các cổ đông (tức đại diện các CLB) của VPF phản ứng, VPF có công văn kiến nghị VFF chấn chỉnh hoạt động của Ban kỷ luật, nhưng vẫn không thay đổi được sự yếu kém này.

Mà khâu trọng tài khâu kỷ luật chính là những khâu giữ kỷ cương cho V-League. Không nắm được những khâu đấy, dù vẫn đều đặn chi trả chế độ cho các trưởng Ban trọng tài và trưởng Ban kỷ luật, VPF gần như bất lực trong việc giữ cương của giải đấu.

Một vấn đề khác mà VPF cần thay đổi để cải thiện hình ảnh của V-League, đó là khâu truyền thông. So với công tác truyền thông của nhiều giải đấu thể thao ở chính Việt Nam thời gian gần đây, như giải bóng rổ nhà nghề VBA, hay các giải futsal quốc gia, công tác truyền thông của giải V-League kém hơn nhiều.

Vì công tác truyền thông và khâu tạo hình ảnh kém, nên giải V-League không tạo nhiều hiệu ứng cho khán giả, giúp cho người xem có được cảm giác hào hứng hơn để theo dõi V-League, như giải bóng rổ nhà nghề Việt Nam và các giải bóng đá phủi, các giải futsal có thể làm được.

Dĩ nhiên, vấn đề quan trọng nhất đối với VPF vẫn là cải thiện chất lượng V-League. Nhưng làm sao nâng nổi chất lượng nếu như không kiểm soát tốt, không tạo được ảnh hưởng với Ban trọng tài và Ban kỷ luật?

Rồi làm sao giới thiệu chất lượng đấy đến với đông đảo người xem, nếu như không cải thiện, không đổi mới phương thức truyền thông và tạo hình ảnh cho giải đấu?!

Nguyễn Hoàng
Tin tức mới nhất