Câu chuyện thể thao: Tiền không bao giờ là tất cả!

Câu chuyện thể thao: Tiền không bao giờ là tất cả!

27-09-2017 17:33
Đêm nay Ancelotti sẽ quay trở về đội bóng cũ, nơi mà luôn lấy đồng tiền để làm nền tảng cho những tham vọng của mình, để làm họ hiểu ra rằng tiền không bao giờ là tất cả ở trong cuộc sống này.

Có thể nói rằng PSG và Bayern Munich là hai đại diện của hai trường phái bóng đá khác nhau. Đội bóng thủ đô Paris luôn lấy đồng tiền để làm nền tảng xây dựng những giấc mơ cho mình. Còn Bayern xưa nay luôn lên án cách dùng đồng tiền để mua lại những thành công.

PSG đã chi ra 222 triệu euro để mang Neymar từ Barca về với Paris, và thêm 180 triệu euro nữa để sở hữu cầu thủ trẻ được coi là sáng giá nhất Châu Âu hiện nay, Kylian Mbappe.

Hai triết lý trái ngược

Đấy là con số điên rồ với nhiều người, đặc biệt là với Bayern Muncih. Có lẽ nói Bayern chưa bao giờ dùng tiền để mang về những ngôi sao là điều không hoàn toàn đúng. Ở Bundesliga, Bayern chính là kẻ...luôn đi hút máu những đội khác khi chiêu mộ lại những ngôi sao của họ, đặc biệt là những ngôi sao của Dortmund.

Xem thêm: Tin chuyển nhượng bóng đá quốc tế mới nhất

Bayern của Ancelotti có hình ảnh trái ngược với PSG

Lewandowski, Hummels là những cựu công thần của Dortmund, và giờ đây họ đang đóng những vai trò hết sức quan trọng ở sân Allianz Arena. Nhưng không bao giờ Hoeness bỏ ra số tiền lên đến 100 triệu euro để mua một cầu thủ.

Người ta nói những gì mà thế giới bóng đá đang làm ngày hôm nay thì người Đức đã thực hiện nó từ hôm qua. Và cách làm bóng đá của người Đức cũng rất đặc biệt, nói chính xác là họ không giống với bất kỳ nền bóng đá Châu Âu nào ở thời điểm hiện tại.

Giải đấu hàng đầu của Đức là Bundesliga từ xưa đến nay chỉ có 18 đội bóng (các nền bóng đá Châu Âu khác đều 20 đội). Điều ấy thể hiện người Đức luôn tập trung vào chất lượng không chỉ trong lĩnh vực bóng đá.

Không phải tự nhiên nước Đức thay đổi cách làm bóng đá và có hướng phát triển không giống ai nhưng lại rất thành công như hiện nay. Nói về vấn đề này, chúng ta phải quay lại câu chuyện của Euro năm 2000.

Euro năm đấy được tổ chức ở Bỉ và Hà Lan. Và người Đức (lúc ấy đang là ĐKVĐ, họ VĐ Euro năm 1996) bước vào giải đấu năm đó với một sự tự tin rất lớn, dù họ nằm cùng bảng với Anh, Bồ Đào Nha và Romani.

Nhưng không ai ngờ kỳ Euro đấy lại là một vết nhơ không bao giờ có thể gột rửa sạch của người Đức. Kết thúc vòng bảng, họ chỉ có được vỏn vẹn 1 điểm và đứng bét bảng.

Xấu hổ và đau đớn, người Đức quyết định rũ bùn đứng dậy để tìm ra nguyên nhân thất bại. Họ lập hẳn một đội gọi là trinh sát viên để tìm ra những triết lý bóng đá tốt nhất, những xu hướng mang đến sự bền vững nhất.

Bắt đầu từ cách nghĩ và lối đá. Nếu như hồi xưa Đức được biết đến như một “cỗ xe tăng” vì lối đá chặt chẽ, sử dụng những cầu thủ cao to để làm sức mạnh cho mình. Thì giờ đây họ đập đi toàn bộ định kiến ấy để thay hẳn một bộ mặt mới.

Những cầu thủ nhỏ con được trọng dụng, kèm theo lối đá lấy kỹ thuật làm nền tảng. Philipp Lahm là một sản phẩm của sự thay đổi đấy. Rồi họ chú trọng vào những HLV. Người Đức nhận ra vai trò của HLV là tối quan trọng. Họ muốn một HLV không chỉ có chuyên môn mà còn đóng góp vào công tác cố vấn và trợ lý.

Sau đó rồi mới đến sự trẻ hóa. Có lẽ Bundesliga là giải đấu sử dụng những cầu thủ trẻ và là “cây nhà lá vườn” nhiều nhất trong số 5 giải đấu hàng đầu Châu Âu. Song song với đó là việc cố gắng không để chảy máu cầu thủ ra nước ngoài.

Và cuối cùng là họ đã biết cách nói “Không” với cụm từ thương mại hóa bóng đá. Có lẽ không một CĐV của Bundesliga nào lại không biết đến nguyên tắc 50+1 ở giải đấu cao nhất nước Đức.

Nó có nghĩa 51% quyền sở hữu các CLB Đức sẽ nằm trong tay hội cổ động viên, nghĩa là chính các CĐV Đức mới là những ông chủ thực sự của đội bóng của mình. Đây chính là nét văn hóa đặc sắc nhất của bóng đá Đức.

Tiền không thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống này

Điều đó cũng có nghĩa sẽ chẳng bao giờ một CLB Đức sẽ rơi vào tay của một ông chủ nước ngoài như chính PSG, đối thủ của họ đêm nay. Qua đó họ cũng đẩy lùi được sự tham nhũng, một vấn nạn hết sức nhức nhối của bóng đá thế giới hiện đại.

Ở Đức, một chiếc vé để vào sân xem một trận bóng đá nó có giá còn rẻ hơn nửa lít bia ở một quán rượu ở nước Anh. Điều đó giải thích tại sao các trận bóng đá ở Bundesliga dù là trận cầu đinh, hay trận của một CLB mới lên hạng cũng đều chật ních khán giả trên khắp các khán đài.

Xem thêm: bình luận bóng đá đức

Sau trận đấu đêm nay PSG sẽ nhận ra tiền không bao giờ là tất cả?

Người ta không bao giờ phải quan tâm đến vấn đề tài chính nếu như muốn đi xem một trận bóng đá ở Đức. Chình vì thế những không khí cuồng nhiệt, những hình ảnh các khán đài đông nghịt khán giả cũng là một nét độc đáo ở đất nước này.

Nếu Bayern là đại diện cho một nền bóng đá Đức điển hình, lấy văn hóa làm bản sắc cho lối chơi của mình, thì PSG lại đi theo con đường hoàn toàn trái ngược. Đội bóng thủ đô Paris luôn lấy đồng tiền để giải quyết mọi vấn đề.

Vụ Neymar và Cavani tranh nhau đá quả phạt 11m đã làm cho cả thế giới bóng đá phải chú ý. Nhưng cách giải quyết vấn đề của PSG lại không giống ai. Họ đề nghị trả thêm 1 triệu euro cho Cavani để từ nay về sau anh nhường hẳn quyền đá phạt đền cho Neymar. Tất nhiên tiền đạo người Uruguay đã từ chối.

Đấy là hình ảnh rõ nét nhất cho sự tương phản giữa hai đội bóng. Hôm nay Neymar sẽ trở lại đội hình của PSG sau khi anh đã bình phục chấn thương. Và cả thế giới sẽ chờ xem Cavani và Neymar sẽ phối hợp với nhau như thế nào trong trận này

Nhưng cũng đừng ai ngạc nhiên nếu như trong thời gian Neymar và Cavani đang cố gắng tìm lại sự “liên lạc” với nhau trong trận này thì Bayern đã là đội vươn lên dẫn trước trên bảng tỉ số. Và có lẽ sau trận đấu đêm nay người Paris sẽ cay đắng nhận ra một điều rằng tiền không bao giờ là tất cả trong cuộc sống này...

Quang Minh

Lê Minh
Tin tức mới nhất