Sau thất bại tại SEA Games, U22 Việt Nam vẫn nhận được sự động viên của nhà tài trợ

Sau thất bại tại SEA Games, U22 Việt Nam vẫn nhận được sự động viên của nhà tài trợ

29-08-2017 11:45
Bất chấp thất bại của đội tuyển U22 Việt Nam tại SEA Games 29, nhà tài trợ VPMilk vẫn sát cánh bên đội bóng và cam kết vẫn tiếp tục đồng hành cùng Công Phượng và các đồng đội.

Sau SEA Games 29, đội tuyển U22 Việt Nam về nước khá lặng lẽ. Các cầu thủ rất buồn vì thất bại trên đất Malaysia.

Tuy nhiên, phía trước họ vẫn còn có những bài học đáng để suy ngẫm. Năm 2007, sau thất bại tại SEA Games 24 ở Korat Ratchasima (Thái Lan), khiến HLV Alfred Riedl mất việc, đội tuyển Việt Nam gượng dậy rất nhanh ở AFF Cup 2008 ngay sau đó, rồi đi thẳng đến ngôi vô địch.

Bà Nguyễn Thị Thu Phương - chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ công ty VPMilk

Ngoài việc các cầu thủ ấy chín chắn hơn sau lần ngã đau, thì chuyện tạo ra điểm tựa giúp họ đứng dậy sau thất bại là yếu tố cốt yếu. Điểm tựa đó là sự đầu tư và đồng hành của các nhà tài trợ.

Về mặt này, nhà tài trợ VPMilk tiếp tục là người bạn của đội tuyển Việt Nam, của các cầu thủ.

Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc VPMilk, nhà tài trợ sữa chính thức cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, chia sẻ: “Tôi buồn như hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam, nhưng không thất vọng”.

Đại diện VPMilk trong lễ ký kết hợp đồng tài trợ cho 2 đội tuyển bóng đá nam, nữ hồi tháng trước

Giải thích lý do, bà Phương cho rằng không thể phủ nhận tài năng và sự nỗ lực của các tuyển thủ U22 Việt Nam. Hơn nữa, VPMilk không tài trợ một giải đấu mà hướng đến đầu tư dài hạn cho đội tuyển để cải thiện thể lực, tầm vóc chinh phục Giấc mơ lớn Việt Nam, trước mắt là ở vòng loại Asian Cup 2019, mà trận đấu có ý nghĩa tranh vé vào VCK với Campuchia sẽ diễn ra ngay ngày 5/9 tới đây.

Lúc này thể lực quan trọng một, nhưng sự tự tin của các cầu thủ quan trọng mười. Vị CEO của công ty VPMilk nói thêm: “Chẳng phải chúng ta nói U22 Việt Nam thua U22 Thái Lan về tâm lý chứ không phải thua trình độ.

Chỉ vì kết quả một trận đấu mà lên án các em, chúng ta khó giải quyết bài toán tâm lý cho các cầu thủ trước những trận đấu quan trọng. Nhìn xa hơn, đá bóng là một nghề, đừng vì những cảm xúc nhất thời làm tổn thương các em, khiến các cầu thủ không được sống trọn vẹn với đam mê trên con đường theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình”.

Theo bà Phương, kiên nhẫn lúc này là hết sức cần thiết: “Việt Nam không thể thiếu bóng đá. Khi xác định được những việc cần làm để phát triển bóng đá thì đầu tư bài bản và đường dài.

Như câu chuyện uống sữa, không thể một sớm một chiều là cải thiện chiều cao, thể lực mà cần duy trì dài hơi cho lứa cầu thủ trẻ, thậm chí là những đàn em của Công Phượng, Xuân Trường... Tương tự là câu chuyện bóng đá, tương lai của môn thể thao vua không chỉ căn cứ vào một trận đấu”.

Nguyễn Hoàng
Tin tức mới nhất